Tháng ba 25, 2022

Livestream Facebook đang là xu hướng và là công cụ kinh doanh online (KDOL) hiệu quả để thu hút cũng như bán nghìn đơn hàng một ngày mà không hề tốn một đồng chi phí quảng cáo nào. Thực tế có rất nhiều chị em KDOL làm giàu từ mở vàng livestream. Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ cho chị em các bước từ A-Z để tự tin bắt đầu thực hiện dù bạn chưa bao giờ livestream.
  1. Chuẩn bị
  2. Báo trước thời gian Livestream
  3. Thực hiện Livestream
  4. Kết thúc

Bước 1: CHUẨN BỊ

Trước khi thực hiện bất kì một công việc nào quan trọng nhất là giai đoạn chuẩn bị. Đây là một giai đoạn vô cũng cần thiết, vô cùng quan trọng. Đơn giản bởi “Thất bại trong việc chuẩn bị chính là chuẩn bị cho sự thất bại”. Vậy để có một Livestream hiệu quả bán hàng nghìn đơn, bạn cần phải chuẩn bị những yếu tố nào?

Thứ nhất: Xác Định Khách Hàng Mục Tiêu

Đối tượng khách hàng sẽ xem livestream của bạn là ai ? Bao nhiêu tuổi ? Sở thích của họ là gì ? Hành vi của họ thế nào? (Vì nếu bạn xác định sai dẫn đến nội dung không phù hợp hoặc bạn thu hút không đúng tệp khách hàng -> bạn sẽ không bán được hàng).

Thứ 2: Xác Định Mục Tiêu Livestream

Bạn hãy nhớ, livestream không chỉ để bán hàng mà livestream còn có các mục tiêu : tăng tương tác cho Facebook, fanpage, xây dựng thương hiệu cá nhân, livestream phát sóng trực tiếp các sự kiện của đội nhóm, công ty, hoạt động hàng đi hàng về... Vậy trước khi livestream hãy xác định rõ mục tiêu bạn livestream là gì ?

Thứ 3: Lên Ý Tưởng Kịch Bản Livestream

Để có thể có một bản phác thảo kịch bản Livestream hay lên ý tưởng cho buổi Livestream, bạn cần xác định: Chủ đề Livestream là gì? Phong cách sử dụng livestream thế nào? Hình thức ra sao?

Thứ 4: Chuẩn Bị Bản Thân

Bản thân cần chuẩn bị những gì để có buổi Livestream hiệu quả. Thứ nhất, trang phục chỉnh chu, nên chọn những trang phục mang tính thuận lợi, thoải mái và lịch sử nhưng cũng cần toát lên phong cách thương hiệu cá nhân của bản thân. Nên chọn các màu trang phục là màu chủ đạo của bản thân, để ngay khi khách hàng họ nhìn thấy đã nhận diện ra thương hiệu và mặt hàng ta đang kinh doanh. Tiếp theo là tác phong, biểu cảm, đầu tóc, sức khoẻ, tâm trạng trước khi bắt đầu Livestream. Bởi lẽ muốn buổi Livestream được tốt nhất thì người thực hiện Livestream cần là một người năng lượng và Livestream là quá trinh nói liên tục, nên nếu không có sức khoẻ và tinh thần cùng phong thái năng lượng thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới buổi Live, cũng như người xem Livestream. Và hãy nhớ rằng, từ khi bạn bấm nút Livestream tất cả mọi cử chỉ, hành động đều sẽ được ghi lại cho đến khi kết thức Livestream đó.

Thứ 5: Chuẩn Bị Các Thiết Bị

Thiết bị Livestream phổ biến nhất hiện nay là máy tính và điện thoại. Ta cần kiểm tra camera máy tính hoặc điện thoại có hoạt động tốt không? Nên sử dụng camera trước hay sau? Nếu bạn Livestream một mình thì bạn nên sử dựng camera trước. Khi đó, bạn có thể theo dõi, quan sát bản thân cũng như đọc được các comment của những người tham gia Livestream. Còn nếu bạn có đội ngũ hỗ trợ thì có thể Livestream bằng camera sau để có chất lượng hình ảnh tốt nhất. Ngoài kiếm tra thiết bị bạn còn cần xem đường truyền Internet có tốt không (tránh trường đang livestream bị mất mạng)? Mẹo nhỏ, bạn hãy vào youtube mở một video để kiểm tra đường truyền. Và hãy nhớ kiểm tra pin của thiết bị Livestream. Tránh việc đang Livestream thiết bị bị ngắt kết nối, quá trình Livestream sẽ bị ngắt quãng. Tiếp theo, hãy chuẩn bị không gian Livestream. Cần xác đinh được góc quay, đối với bất kỳ thiết bị nào thì góc quay tối đa chỉ có 1200 độ. Xác định vị trí đặt thiết bị trước, sau đó bật camera lên xem và quan sát không gian hiển thị như thế nào trên thiết bị. Chỉ nên show trên màn hình những gì chúng ta muốn hiển thị, những cảnh vật không gian đẹp và phù hợp, tránh những vật dụng không cần thiết hãy dời, cất chúng ra chỗ khác. Ánh sáng là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong Livestream. Ánh sáng tốt sẽ khiến cho người Livestream có sắc mặt, thần thái tươi tắn sáng hơn và đẹp hơn. Ngược lại, ánh sáng không tốt, chất lượng hình ảnh sẽ không rõ, điều này ảnh hưởng đến tâm trạng người Livestream, sẽ cảm thấy không tự tin. Tiếp theo sau ánh sáng là âm thanh. Âm thanh, giọng nói cần rõ ràng, năng lượng, có thể chọn âm thanh yên tĩnh hoặc kèm âm thanh khác nhau, tuỳ thuộc vào mục đích Livestream. Ngoài ra, cần chú ý thêm đến những yếu tố như: Vật nuôi, con nhỏ, người thân,... Điều này tưởng như nhỏ nhặt nhưng thực chất lại vô cùng quan trọng. Nếu không để ý, sẽ dẫn đến trường hợp đang Livestream con nhỏ đòi khóc, thú cưng nhảy qua xô ngã thiết bị đang Live, hoặc bị người khác gây ồn ào. Chuẩn bị đồ để nhận diện Thương Hiệu. Khi Livestream  để quảng bá thương hiệu, ta nên bố trí thương hiệu là điều vô cùng quan trọng, hình thức này sẽ gia tăng được nhận diện thương hiêuj đến từ người xem, và gia tăng được giá trị của thương hiệu. Chúng ta có thể khéo léo đặt một chiệc Logo trong không gian Live hoặc có thể mặc trang phục có in hình thương hiệu của bạn. Hoặc nếu bạn muốn quảng báo bất kỳ một sản phẩm nào thì cũng có thể bày biện một vài sản phẩm đằng sau, trong không gian Livestream. Và, hãy ghi nhớ điều ngắn gọn trong bước này: PHẢI CHUẨN BỊ THẬT KỸ.

BƯỚC 2: THÔNG BÁO THỜI GIAN LIVESTREAM

Bước  này là bước không kém phần quan trọng. Bởi vì, người xem có thể tiếp cận rất nhiều thông tin từ Facebook, đặc biệt là Livestream. Nếu chúng ta không thông báo thời gian Livestream mà cứ thích lúc nào Live lúc ấy thì chỉ có những người đang online thì sẽ vô tình nhìn thấy bài Livestream, còn những người không online thậm chí có online nhưng không tương tác nhiều với bạn cũng sẽ không nhìn thấy bài Livestream của bạn, dẫn đến lượt tương tác giảm đáng kể. Hơn nữa, bạn không thông báo thời gian Livestream sẽ khiến người xem không sắp xếp được công việc, để có thời gian xem Livestream của bạn. Vì thế, nếu gấp quá bạn nên thông báo buổi Live trước 3 tiếng và tốt nhất là trước 6 tiếng - đây là khoảng thời gian lý tưởng vừa đủ để người xem nhận biết và sắp xếp được công việc tham gia Live của bạn. Cách thức thông báo cũng rất quan trọng. Thông báo phải khiến người xem tò mò, gây được cảm giác háo hức, mong đợi Livestream. Gợi ý bạn một vài cách đăng thông báo: Thứ nhất, hãy bắt đầu bằng một tiêu đề giật tít, thu hút khiến người xem tò mò. Tiếp theo, hãy đánh vào vấn đề, nỗi đau mà khách hàng gặp phải. Sau đó hãy đưa ra những chủ đề khách hàng thực sự mong muốn. Ví dụ: 20h Tối nay Livestream 3 TUYỆT CHIÊU BÁN HÀNG THỰC CHIẾN - "Cứ 10 người áp dụng có 8 người ra đơn"

Bước 3: Thực Hiện Livestream

Thứ nhất: Người Livestream chuyên nghiệp

Thế nào là người Livestream chuyên nghiệp? Đơn giản nhất là tính " đúng giờ" của người đó. Bạn thông báo mấy giờ Livestream, thì bạn phải thực hiện Livestream đúng giờ, như đã thông báo. Tuy nhiên, nếu như bạn gặp phải sự cố đột xuất không thể Livestream đúng giờ, bạn nên có một thông báo về việc này bằng một bài đăng đơn giản thông báo cho người xem buổi Livestream của bạn sẽ rời sang giờ, ngày nào? Điều này giúp người xem biết được buổi Livestream của bạn sẽ không diễn ra và họ sẽ dễ dàng biết nên đợi đến hôm nào để coi Livestream. Livestream của bạn sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nếu bạn mời hoặc tag những đồng đội, đội nhóm , bạn bè người thân đặc biệt là khách hàng tiềm năng vào trong Livestream của bạn. Bắt đầu một buổi Livestream bạn nên chào hỏi, hỏi thăm, giao lưu với người xem. Hãy kêu gọi người xem like và share Livestream hộ bạn việc này sẽ tăng số lượng người xem cũng như là một khoảng thời gian để bạn kéo dài chờ số người xem tăng.

Thứ 2: Thông báo nội dung Livestream

Tiếp theo bạn nên thông báo chủ đề bạn Live ngày hôm nay? Lý do của buổi Livestream? Kiểm tra chất lượng âm thanh, hình ảnh bằng cách tương tác hỏi người xem, có nghe rõ không, có nhìn rõ không?

Thứ 3: Kêu Gọi Hành Động

Để livestream của bạn tiếp cận với hàng nghìn người, hãy kêu gọi người xem chia sẻ livestream của bạn lên trang cá nhân và chia sẻ vào các hội nhóm công khai - Đoạn này bạn nên chơi minigam hoặc tặng quà để kích thích người xem chia sẻ nhận quà. Khi Livestream, có thể có khách hàng sẽ đặt ra các câu hỏi không có trong chủ đề Livestream, do đó nếu không theo đúng kịch bản chúng ta sẽ rất dễ bị cuốn theo những câu hỏi của người xem mà quên mất mục đích Livestream. Đối với những câu hỏi không trong chủ đề Livestream hôm đó, bạn có thể xin phép trả lời trong buổi Livestream khác.

Thứ 4: Tương tác hai chiều với người xem

Hãy thường xuyên đặt câu hỏi cho người xem như: có nghe rõ không? Có câu hỏi gì không? Có thấy tuyệt vời không? Việc này giúp người xem cảm thấy không nhàm chán chỉ ngồi nghe mà còn được hỏi, tránh được việc người xem nghe nhiều quá dẫn đến tình trạng buồn ngủ, mất tập trung. Buổi Livestream sẽ thú vị hơn nếu như chúng ta lồng ghép những trò chơi nhỏ, minigame có quà như dự đoán kết quả con số trên đồng tiền, đoán chữ, quay số... Minigame nên tổ chức với độ khó vừa phải, không quá khó hay quá dễ. Giải thưởng Minigame cần chú ý:
  • Cần có đủ hấp dẫn để thu hút mọi người
  • Cần cân đối giải thưởng: về số lượng giải thưởng, giá trị giải thưởng..

Bước 4: Kết Thúc Livestream

Đầu tiên: Tổng kết lại livestream đó.

Gửi lời cảm ơn chân thành đến những người xem Livestream.

Kêu gọi hành động: like, share, comment, thả tim,...

Nếu người xem có những thắc mắc câu hỏi ngoài chủ đề Livestream hãy kêu gọi người xem inbox, comment để trao đổi kỹ hơn và sâu hơn. Nếu có kế hoạch Livestream tiếp theo, hãy tận dụng thời gian này thông báo cho mọi người để người xem có thể sắp xếp thời gian đón chờ Livestream tiếp theo của bạn.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI THỰC HIỆN LIVESTREAM FACEBOOK

1. Thời Lượng Livestream:

Chỉ nên kéo dài từ 45 - 90 phút. Nếu bạn Livestream dưới 45 phút thì chưa đủ độ hot sức lan toả của chủ đề bạn làm, còn nếu quá 90 phút sẽ khiến cho người xem họ không đủ kiên nhẫn để xem và số lượng người xem sẽ giảm dần.

2. Chú Trọng Mô Tả Nội Dung Ở Phần Mô Tả Và Tiêu Đề

Tiêu đề cần giật tít. Phần mô tả hãy làm nổi bật các ý chính bằng cách gạch đầu dòng hoặc làm nổi bật. Phần mô tả giúp người xem chưa kịp tham gia Livestream trong những phút đầu buổi Livestream thì có thể biết được nội dung buổi Live.

3. Tăng Sự Lan Toả Livestream

Hãy share Livestream của bạn đến những nơi khác nhau có chứa khách hàng mục tiêu như fanpage, group, trang cá nhân.. càng share nhiều bạn càng lan toả được Livestream của bạn đến những khách hàng tiềm năng cũng như tiếp cận được nhiều khách hàng mục tiêu. Để tiến hành share, có 2 cách : Sử dụng 2 điện thoại: 1 để live, 1 để share. Sử dụng 1 điện thoại, 1 máy tính: có thể share trực tiếp hoặc copy link dán lên tường, group, page.

4. Tập Luyện Trước Khi Livestream

Hãy đảm bảo buổi Livestream của bạn được thành công nhất bằng cách tập nói thật năng lượng và trôi chảy. Một số cách tập luyện: Sử dụng điện thoại quay lại quá trình bạn nói sau đó tự xem lại để khắc phục điểm còn thiếu còn sai sót, xem ngôn ngữ hình thể của mình đã tự nhiên chưa, nếu chưa hãy luyện tập thật nhiều lần. Hoặc bạn có thể đứng trước gương, sau đó tự nói, tự thể hiện diễn đạt của bản thân. Một cách nữa, bạn có thể để chế độ Livestream của bạn ở chế độ chỉ mình tôi.

5. Nếu Livestream Có Người Xem Quá Đông Thì Nên Có Đội Hỗ Trợ

Đội hỗ trợ sẽ hỗ trợ liên hệ luôn với những khách hàng để lại thông tin mua hàng trong Livestream. Điều này tránh được việc gọi sau khi Livestream thì khách hàng họ sẽ thay đổi quyết định, không có nhu cầu mua nữa.

6. Thần Thái, Cảm Xúc Và Thái Độ.

Hãy xây dựng hình ảnh thật tốt, hài hước, năng lượng, thu hút,... Hãy tự tin vượt qua nỗi sợ khi đứng trước ống kính. Và hãy bắt tay vào làm luôn, chỉ có HÀNH ĐỘNG mới có thể cho ta biết là thành công hay thất bại, còn bạn cứ ngồi đó, cứ trì hoãn và chần chừ thì chắc chắn sẽ là thất bại. "Làm chưa chắc đã thành công nhưng không làm thì chắc chắn thất bại". Chúc bạn thành công !