Tháng sáu 14, 2022

Một mô hình kinh doanh hiệu quả sẽ trở thành kim chỉ nam giúp định hướng rõ hướng đi cho doanh nghiệp. Chỉ khi biết cách xây dựng, lựa chọn và tối ưu mô hình kinh doanh, bạn mới có thể tối ưu về mặt lợi nhuận, dễ dàng mở rộng quy mô kinh doanh của mình trên thị trường truyền thống và Internet. Từ đó giúp bạn tạo ra sự đột phá trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.  Vậy mô hình kinh doanh là gì? Bạn có thể tìm thấy vô vàn định nghĩa hàn lâm về mô hình kinh doanh trên Google, tuy nhiên với bài viết này bạn có thể hiểu mô hình kinh doanh tận gốc rễ thông qua những chia sẻ của Tôi về vấn đề này. Hãy đọc bài viết thật kỹ nếu không muốn đốt tiền mất thời gian. 

Mô hình kinh doanh cần được hiểu như thế này? 

Để hiểu mô hình kinh doanh là gì, hãy cùng Tôi phân tích về một đơn vị kinh doanh dịch vụ Spa mà Tôi từng tư vấn.  PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG mà Spa lựa chọn là khách hàng nữ thuộc phân khúc trung cao cách Spa bán kính 10km tức là những người có tiền sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ Spa. GIẢI PHÁP GIÁ TRỊ Spa cung cấp chính là dịch vụ làm đẹp, thẩm mỹ công nghệ cao. Thông điệp ấy được Spa truyền thông xuyên suốt trong các chiến dịch Marketing của mình thông qua các KÊNH TRUYỀN THÔNG là Digital Marketing, bán hàng trực tiếp và các công cụ OOH (phát tờ rơi, tờ gấp, banner…)  Ở đây MỐI QUAN HỆ VỚI KHÁCH HÀNG được cá nhân hóa tến từng khách hàng. Để chốt được 1 khách hàng làm dịch vụ mới, từ lễ tân cho đến các bạn nhân viên trong Spa cần xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiên và gây ấn tượng tốt khi khách hàng ghé qua Spa. DÒNG DOANH THU chính của Spa đến từ các dịch vụ làm đẹp như tắm trắng, triệt lông, thẩm mỹ công nghệ cao. Trong khi đó NGUỒN LỰC CHỦ CHỐT của họ là thương hiệu, nhân lực, máy móc Spa và tài chính hoàn toàn phù hợp với HOẠT ĐỘNG CHÍNH là tư vấn, cung cấp các dịch vụ Spa. SPA sẽ có nhiều ĐỐI TÁC vô cùng quan trọng, là những đơn vị cung cấp đồ dùng, mỹ phẩm, thiết bị Spa và các Agency dịch vụ Marketing.  Mô hình kinh doanh được hiểu theo cách đơn giản như vậy đó, MHKD là tất cả mục tiêu cụ thể theo một tầm nhìn và sứ mệnh đã được đặt ra từ trước đó. Doanh nghiệp sẽ hoạch định tất cả những phương thức, phương tiện dựa trên nguồn lực phù hợp để đạt được mục tiêu chiến lược đó trong dài hạn. Và để thực hiện, doanh nghiệp cần đến những chiến thuật, kế hoạch hành động với chi phí nguồn lực tối ưu nhất. 

9 Thành tố của mô hình kinh doanh 

Để hiểu sâu hơn về mô hình kinh doanh, bạn hãy cùng tìm hiểu về 9 thành tố không thể bỏ qua khi xây dựng một mô hình kinh doanh hiệu quả. 

1. Phân khúc khách hàng

Mỗi doanh nghiệp cần xác định rõ phân khúc khách hàng cụ thể, tránh dàn trải nguồn lực. Cụ thể: 
  • Những phân khúc khách hàng nào sản phẩm của bạn có thể thỏa mãn họ? 
  • Ai là khách hàng quan trọng nhất của bạn?
Khi trả lời được câu hỏi trên, bạn sẽ xác định được chính xác phân khúc khách hàng mình cần phục vụ, đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của họ.  Xem thêm: 4 Mẹo thấu hiểu tâm lý khách hàng trên Internet tăng hiệu quả bán hàng gấp 5 lần Ví dụ doanh nghiệp của bạn kinh doanh dịch vụ thiết kế nội thất, trước tiên bạn cần xác định rõ ràng khách hàng của mình thuộc phân khúc nào là khách hàng cá nhân hay khách hàng tổ chức, độ tuổi là bao nhiêu, họ yêu thích phong cách thiết kế nào.  Chỉ khi khái quát được tập khách hàng tiềm năng bạn  mới tiếp tục phân loại, đánh giá để tìm ra được chân dung khách hàng tiêu biểu. Từ chân dung khách hàng mục tiêu bạn sẽ nắm được những thông tin bổ ích. Khách hàng muc tiêu cần gì? Sản phẩm sẽ giúp họ giải quyết được vấn đề đó như thế nào? Những lợi ích sản phẩm mang lại cho họ là gì…từ đó mới xác định được giải pháp giá trị (sản phẩm + dịch vụ và quy trình) để đáp ứng khách hàng mục tiêu.

2. Giải pháp giá trị 

Giải pháp giá trị là giá trị sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn mang lại cho khách hàng mục tiêu của mình là gì? Hay chính là lý do khiến khách hàng lựa chọn bạn thay thì các đối thủ khác trên thị trường.  Ngày nay, giải pháp giá trị không đơn giản là thuần túy cung cấp sản phẩm dịch vụ cho khách hàng. Bối cảnh cạnh tranh đã thay đổi, bạn không chỉ bán sản phẩm / dịch vụ mà phải tạo ra giải pháp giá trị đáp ứng cầu + sở thích + giải quyết vấn đề cho khách hàng + làm cho họ vui lòng… Đơn giản như bạn bán TV, muốn bán được nhiều sản phẩm phải tạo ra thêm không gian mua sắm thế nào? Cung cấp thông tin cho khách hàng ra sao? Chế độ bảo hành? Khách mua xong thì giao hàng rồi lắp ráp ra sao? Khuyến mãi gì, giá rẻ hơn không ..... Tất cả cộng lại bạn có một "giải pháp giá trị". 

3. Kênh kinh doanh 

Kênh kinh doanh mô tả cách thức một công ty giao thiệp và tiếp cận khách hàng. Một tổ chức có thể tiếp cận khách hàng của mình thông qua các kênh riêng, kênh đối tác, hoặc kết hợp cả hai. Việc xác định kênh phân phối sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể là mô hình bán hàng B2B hay B2C, có thể là đặc tính sản phẩm, dịch vụ, có thể là yếu tố địa lý, giới tính… Xác định đúng kênh phân phối và truyền tải thông tin chính là cầu nối giúp gắn kết khách hàng và doanh nghiệp. Chị em cần lựa chọn kênh kinh doanh phù hợp tùy thuộc vào đối tượng khách hàng, thị trường mục tiêu và sản phẩm đang kinh doanh. Hiện nay cách tốt nhất để giúp chị em có thêm nhiều khách hàng mới là kết hợp giữa kênh Offline(cửa hàng) và kênh Online(Website, thương mại điện tử…). 

4. Quản trị quan hệ khách hàng 

Giữ mối quan hệ với khách hàng chính là hoạt động gián tiếp giúp duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp cũng như để mở rộng hoạt động kinh doanh. Bạn cần cân nhắc và duy trì cả việc giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.  Có nhiều bạn chỉ sử dụng phần mềm CRM để quản trị khách hàng NHƯNG như thế là không đủ. Quản trị khách hàng đòi hỏi bạn phải đạt đến trình độ "cá biệt hóa quan hệ với từng khách hàng". Khách hàng là người trẻ thì chăm sóc và duy trì quan hệ ra sao, người già thì thế nào, nam / nữ cũng có sự phân biệt và kịch bản chăm sóc khách hàng riêng, dẫn đến SMS và email automation cũng phải cá nhân nhân hóa riêng, thậm chí riêng đến từng người. 

5. Nguồn lực chủ chốt trong kinh doanh 

Việc xác định được đâu là chủ chốt bạn sẽ biết chỉ tập trung quản lý, thúc đẩy nguồn lực nào, đâu là quan trọng và đâu là nguồn lực không quan trọng. Nguồn lực quan trọng thì nuôi dưỡng, thúc đẩy, nguồn lực không quan trọng thì thuê ngoài, loại bỏ hoặc thay thế .

6. Hành động chủ chốt trong kinh doanh

Mô tả những công việc quan trọng nhất mà công ty phải làm để vận hành mô hình kinh doanh của mình. Ví dụ, công ty của bạn sản xuất sản phẩm và nếu bạn xác định bán hàng thông qua đại lý cấp 1 thì hãy tập trung toàn nguồn lực cho quản trị sản xuất và đảm bảo chất lượng sản xuất, hành động tiếp theo là quản trị quan hệ với đại lý. 

7. Đối tác chủ chốt (chính) trong kinh doanh

Tiếp theo ví dụ trên của hành động chủ chốt, trong trường hợp này đối tác chủ chốt của bạn chính là các nhà cung cấp đảm nhiệm cung ứng trên 80% đầu vào chính & các đại lý bán hàng cho công ty bạn. Hãy tập trung quản trị thật tốt quan hệ với các đối tác đó chứ không phải dành thời gian tiếp khách, quan hệ với cơ quan nọ với cấp kía…

8. Dòng doanh thu

Mô hình doanh thu sẽ giúp bạn  xác định rõ doanh nghiệp của sẽ kiếm tiền từ đâu? Có những mô hình kinh doanh như Facebook, Google xác định mô hình doanh thu freemium - miễn phí đầu vào và thu phí cho các dịch vụ nâng cao, dịch vụ kèm theo, dịch vụ quảng cáo…

9. Cơ cấu chi phí

Doanh thu nào thì phát sinh chi phí ấy. Để có được dòng doanh thu kỳ vọng, công ty của sẽ mất bao nhiêu chi phí cho hành động chủ chốt, duy trì đối tác chủ chốt và khai thác hiệu quả nguồn lực chủ chốt, quản trị quan hệ khách hàng.

Tầm quan trọng của mô hình kinh doanh đối với doanh nghiệp 

Hiện nay rất nhiều bạn có ý tưởng kinh doanh tốt, tầm nhìn tốt nhưng sản phẩm chỉ tồn tại được 1 thời gian ngắn trên thị trường. Nguyên nhân chủ yếu đến từ mô hình kinh doanh, bạn chưa thể xác định được những vấn đề cốt lõi mình cần giải quyết: 
  • Đối tượng khách hàng là ai? 
  • Sản phẩm giải quyết được vấn đề gì cho họ 
  • Bạn sẽ giải quyết vấn để cho khách hàng bằng cách nào? 
  • Thu phí như thế nào? 
Mô hình kinh doanh của công ty đồ uống là kinh doanh đồ uống để kiếm tiền, nhưng với công ty chuyển phát nhanh, họ thu tiền về thông qua các dịch vụ chuyển phát. Nhiều bạn nghĩ kinh doanh là đơn giản, nhưng thật ra khi bắt tay vào làm mới biết nó không hề đơn giản chút nào. Đặc biệt với những bạn mới kinh doanh, muốn phát triển trên thị trường Internet vẫn chưa thể hiểu rõ mô hình kinh doanh của mình là gì? Để xác định mô hình kinh doanh bạn cần trả lời được 4 câu hỏi trên.  Chỉ khi xác định được mô hình kinh doanh, bạn sẽ nhận được những lợi ích sau đây: 
  • Xác định được mô hình kinh doanh phù hợp giúp bạn khi bước vào thị trường kinh doanh rộng lớn có mục tiêu và hướng đi rõ ràng.
  • Mô hình kinh doanh giúp bạn hiểu rõ thị trường, đối thủ cạnh tranh, khách hành và sản phẩm của mình. Từ đó nhìn ra được điểm mạnh để phát huy và tối ưu những điểm yếu chưa làm tốt nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng được giá trị thực doanh nghiệp mang đến cho khách hàng. 
  •  Với mô hình kinh doanh bạn sẽ chèo lái con thuyền một cách tốt nhất, biết gắn kết các bộ phận thành một thể thống nhất để hoàn thành mục tiêu kinh doanh. 
Tóm lại, mô hình kinh doanh sẽ trở thành kim chỉ nam để doanh nghiệp phát triển đúng hướng, tăng sức mạnh canh tranh và góp phần khẳng định vị thế trên thị trường.  Xem thêm: Bí quyết xây dựng chiến lược kinh doanh đột phá - Bùng nổ doanh số sau đại dịch Covid 

Kết luận 

Khi xác định được khung mô hình kinh doanh thì nó chính là căn cứ gốc để bạn triển khai các bước tiếp theo như: hoạch định chiến lược, cụ thể hóa kế hoạch hành động, thiết kế cơ cấu tổ chức, chương trình quản trị điều hành, nhân sự và phát triển đội ngũ… Xem ngay khóa đào tạo Internet Marketing Thực Chiến Dành Cho Phụ Nữ